Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering

 Giải thích về thuật ngữ điều chỉnh âm thanh phổ biến trong các phần mềm và phần cứng thường được dùng trong công Việc Mixing và Mastering 

Thuật ngữ điều chỉnh Âm lượng

Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering

-Decibel/Db : Âm lượng được đo bằng cách đo áp lực không khí thường được tính theo 2 cách

- Peak : Âm lượng cực đại

- RMS (Root Mean Square): Âm lượng trung bình

LUFS (Loudness Unit Full Scale): Đơn vị ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của 2 cách đo trên. Đo bằng Peak khi gặp tình trạng âm thanh không đều lúc to lúc nhỏ thì peak không nói lên được điều đó. Còn với RMS khi có âm thanh quá lớn (peak cao) dẫn tới cliping thì tín hiệu sẽ bị thay đổi, RMS không thể hiện được điều đó. LUFS vừa có mức âm lượng trung bình vừa đặt giới hạn cáo nhất để âm lượng không vượt quá ngưỡng quy định gây ra hiện tượng cliping

Pre Gain : Âm lượng đầu vào. Việc điều chỉnh âm lượng đầu vào sẽ khiến âm thanh bị tác động ở các mức độ khác nhau thay vì chỉ to lên hoặc nhỏ đi như Post Gain

Post Gain/Make up: Âm thanh đầu ra của thiết bị, chỉ có chức năng tăng, giảm âm lượng sau khi tác động vào nguồn âm thanh. Post Gain của thiết bị đứng trước cũng là Pre Gain của thiết bị đứng sau

Threshold: Ngưỡng điều khiển, khi âm lượng vượt quá hoặc nhỏ hơn ngưỡng thì thiết bị sẽ tác động vào âm lượng

Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering

Ratio : Tỉ lệ thay đổi tín hiệu so với ngưỡng (phụ thuộc vào threshold)

Knee : Thay đổi độ tác động mạnh hoặc nhẹ trong quá trình dùng hiệu ứng điều chỉnh âm lượng

Noise Gate : Cắt bỏ âm thanh khi âm thanh vượt quá ngưỡng quy định

Traisient : Phần âm lượng ngắn đầu tiên khi âm thanh bắt đầu phát ra. Transient càng to thì âm thanh càng nảy và ngược lại

Attact : Khoảng thời gian từ lúc hiệu ứng không tác động cho đến khi hiệu ứng tác động hoàn toàn vào âm thanh (tham khảo thêm ADSR Envelope)

Release : Khoảng thời gian từ lúc hiệu ứng bắt đầu giảm dần tác động cho tới khi không còn tác động lên âm thanh(tham khảo thêm ADSR Envelope)

Fader : Thanh trượt điều khiển âm lượng cuối cùng của tín hiệu âm thanh, chỉ có tác động to nhỏ

Sidechain : quá trình xử lý khiến âm lượng của 1 bus bất kỳ bé đi khi 1 âm thanh khác lớn lên và ngược lại. Nói cách khác khi sidechain, âm lượng kênh A lớn thì B bé, A bé đi thì B tự động lớn lên. Sidechain thường được nằm trong sử dụng trong quá trình compressor hoặc ballance

Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering

Các Hiệu Ứng Tác Động, Xử Lý Âm Lượng

- Limiter: Toàn bộ phần âm lượng vượt lớn hơn ngưỡng (Threshold) sẽ được làm nhỏ lại với tỉ lệ (Rattio) rất cao. Âm lượng hầu như không vượt qua ngưỡng

- Compressor: Toàn bộ phần âm lượng vượt quá ngưỡng sẽ bị nén với tỉ lệ (Ratio) nhất định.

- Expand : Toàn bộ phần âm lượng nhỏ hơn ngưỡng sẽ được đẩy to lệ với tỉ lệ nhất định

- Gate : Toàn bộ phần âm lượng nhỏ hơn ngưỡng sẽ bị loại bỏ

- De Ess : Toàn bộ phần âm thanh chói tai do các phụ âm S, Sh, X, Ch, D, Gi sẽ bị làm nhỏ với compressor

- Amplifie r:Khuếch đại, tăng âm lượng của toàn bộ tín hiệu

- Distor : Âm lượng đầu vào (Pre Gain) sẽ được khuếch đại đến khi xảy ra hiện tượng Cliping dẫn tới âm thanh bị méo, rè, nén (Distor) sau đó hạ âm lượng đầu ra (Post Gain) để cân bằng lại âm lượng với những nhạc cụ khác.

- Ballance : Thay đổi âm lượng nhằm cân bằng giữa các nhạc cụ.

Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering

Trên đây là những thuật ngữ cơ bản nhất trong quá trình tìm hiểu về các hiệu ứng điều khiển âm lượng mà các bạn cần nắm được.

Nếu các bạn thấy bài viết hay và bổ ích, hay bấm like, comment và chia sẻ để bài viết đến được với nhiều người hơn nhé.

Nguồn From : VBK

Bạn đang xem: Thuật ngữ hiệu chỉnh âm thanh trong Mixing và Mastering
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
popup

Số lượng:

Tổng tiền: