-
- Tổng tiền thanh toán:
Chương 2 : Nhạc Lý Cơ Bản Các Dấu Ký Hiệu Trong âm nhạc
Nhạc Lý Cơ Bản
CHƯƠNG II
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG ĐỘ
A. TRƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI
1. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau.
- Dấu tròn ( w )lâu bằng 2 dấu trắng ( h )
- Dấu trắng ( h ) lâu bằng 2 dấu đen( q )
- Dấu đen ( q ) lâu bằng 2 dấu móc đơn ( e )
- Dấu móc đơn ( e ) lâu bằng 2 dấu móc đôi ( x )
- Dấu móc đôi ( x ) lâu bằng 2 dấu móc ba ( r )
- Dấu móc ba ( r ) lâu bằng 2 dấu móc tư ( )
Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.
2. Dấu lặng
Là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự.
3. Dấu chấm
Là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.
Ví dụ
q . = q + e
h . . = h + q + e
4. Dấu nối
Là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau có 2 loại
4.1. Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trường độ của cả hai dấu nhạc.
h h = w
4.2. Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.
5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.
6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.
Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.
7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).
8. Phách : là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.
8.1. Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể chia thành hai dấu móc đơn :
q = e e
Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.
8.2. Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn :
q . = e e e
Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.
9. Các nhóm dấu bất thường
9.1. Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.
9.2. Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng.
9.3. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.
Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ thì chỉ được chia 2 thôi.
9.4. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.
10. Các ký hiệu dùng để lặp lại
10.1. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.
10.2. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại :
10.3. Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)
10.4. Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :
10.5. Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)
10.6. Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)
Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.
Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ volta 1, nhảy qua volta 2.
Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).
Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A ... được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)
B. TRƯỜNG ĐỘ TUYỆT ÐỐI
Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).
1.1 Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp độ.
1.2. Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :
-
Molto : Rất
-
Assai : Rất
-
Non troppo : Không quá
-
Non Tanto : Không đến thế
-
Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)
-
Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)
-
Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)
-
Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)
-
Quasi : Gần như.
-
2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :
2.1. Tăng nhịp độ :
-
Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên
-
Animando : Linh động, hào hứng
-
Stretto : Dồn dập, gấp rút
2.2. Giảm nhịp độ :
-
Ritardando (Ritard.) : Chậm lại
-
Rallentando (Rall.) : Chậm dần
-
Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.
-
Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại
-
Poco lento : Hơi chậm.
2.3. Nhịp độ tư do :
-
Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý
-
A piacere : Tuỳ thích
-
Senza tempo : Không cần giữ nhịp
-
Rubato : Lơi nhịp
2.4. Vào nhịp độ bắt buộc :
-
Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)
-
A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu (AT), (1 Tempo)
-
L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.
Ví dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 = q . trong 6/8
TIỂU ĐỀ ÔN TẬP
1. Cách ghi trường độ tương đối giữa các dấu nhạc và dấu lặng tương ứng.
2. Dấu chấm đi sau một dấu nhạc là gì ? Dấu lưu là gì ?
3. Ô nhịp và số nhịp là gì ?
4. Phách là gì ? Có mấy loại phách ? Có mấy loại nhịp ?
5. Liên ba, liên năm là gì ? Liên hai, liên tư là gì ?
6. Làm thế nào để ghi tắt khi muốn lặp lại một âm hình giai điệu ? một âm thanh hoặc một hợp âm ?
7. Cách ghi tắt để lặp lại nhiều lần hai âm thanh hay hợp âm ?
8. Cách ghi tắt để lặp lại 1 ô nhịp, 2 ô nhịp, 1 đoạn nhạc.
9. Khi lặp lại đoạn dài, mà cuối mỗi đoạn có khác nhau thì làm sao ? Cuối một đoạn, muốn lặp lại từ đầu thì dùng ký hiệu gì ?
10. Nhịp độ là gì ? Có mấy mức chung ? Kể 3 chữ thường gặp trong mỗi mức ?
11. Cho biết các ký hiệu về nhịp độ đều đặn ?
12. Các ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi bằng cách tăng nhanh hơn hoặc chậm dần lại ?
13. Ký hiệu ghi nhịp độ tự do ? Trở vào nhịp độ bắt buộc ?
14. Máy nhịp và số nhịp độ là gì ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[3] Số nhịp độ được tính ằng một máy nhịp (Métronome). Người ta dùng phổ biến máy nhịp của ông J.N. Malzel (1772-1838) sáng chế ra năm 18b14. Máy nhịp ví như chiếc đồng đồ gõ phách nhanh hay chậm theo ý muốn người sử dụng : điều chỉnh miếng kim loại di động trên cần gạt đến số nào thì máy sẽ gõ cho ta bấy nhiêu lần trong một phút. Ký hiệu MM q = 100 có nghĩa là trong 1 phút diễn tấu 100 dấu q theo máy của ông Menxen (máy gõ 100 tiếng trong 1 phút). Beethoven là nhạc sĩ đầu tiên ghi số nhịp độ trên các tác phẩm của ông.
Bình luận (4 bình luận)
HillVieda
21/06/2022Abacus link black market illegal drugs
Richardler
17/06/2022Felicito, la idea admirable y es oportuno Sois absolutamente derechos. En esto algo es yo parece esto la idea excelente. Soy conforme con Ud. https://mixfilesmaker.com/
Reilits
02/06/2022https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Umuucy Eexkxz No treatment if the patient is asymptomatic. Cialis Penxlx Levitra Generico Su Internet https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Alpmqn Viagra Kaufen Niederlande
Đặng Tiến Tước
16/06/2024Nhưng nên chuyển các ký tự chữ sang ký hiệu nốt nhạc cho dễ hiểu hơn. VD thay các chữ h, q, e, x, r, . . . bằng nốt tròn, trắng, đen, đơn, . . .